Perfil do usuário

Mr Ad Rem

Resumo da Biografia

Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? Thời điểm nào được khuyến khích để trẻ bắt đầu học ngoại ngữ? Ngay khi các bé có thể nói chuyện hay đến khi bé có thể thành thạo tiếng Việt?

Hầu hết tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, cho trẻ học  một ngôn ngữ thứ 2 ngay từ khi còn bé sẽ tốt hơn, vì nhiều lý do. Một số nhà nghiên cứu nói rằng, khả năng học ngoại ngữ tốt nhất là giai đoạn trước 6 tuổi. Nhưng những người khác lại cho rằng thời điểm học tiếng Anh tốt có thể kéo dài đến tuổi dậy thì. Mặc dù có quan điểm khác nhau về thời điểm học ngoại ngữ, nhưng tất cả các nhà khoa học đều đồng ý rằng, trẻ sẽ rất khó học ngoại ngữ khi đã vượt quá tuổi dậy thì.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy tất cả các quan điểm hiện hành và một số cách dự phòng của họ để bạn tham khảo như một phương tiện giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất có thể.

Những bài hát tiếng anh thiếu nhi vui nhộn: bai hat thieu nhi tieng anh

  1. Có nên cho trẻ học tiếng Anh ở độ tuổi 3 hoặc 4 hay không?

Nếu bạn đặt ra câu hỏi này cách đây 5 năm, có lẽ mọi người sẽ nhìn bạn như thể một người kỳ lạ. Thật khó tưởng tượng được rằng một đứa trẻ chưa đến 3 tuổi có thể học ngôn ngữ thứ 2 vì thậm chí chúng còn chưa nắm vững tiếng mẹ đẻ của mình. Ngày nay, các nghiên cứu đã đưa ra những kết quả  hoàn toàn khác.

  1. Thời điểm học tiếng Anh tốt nhất của con người là những năm đầu đời

Các nhà khoa học luôn khuyến khích cha mẹ tận dụng khả năng của con trong 3 năm đầu đời. Vào thời điểm này, việc học ngôn ngữ thứ 2 sẽ dễ dàng như học tiếng mẹ đẻ. Việc học tiếng Anh trong những năm đầu đời nghe thì có vẻ như là một gánh nặng, nhưng thực tế, nó không phải.

Bộ não con người là một điều tuyệt vời. Ngay từ lúc sinh ra, chúng ta đã được học theo 6 cách chính: thị giác, vị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác và hoạt động.

Dựa trên những thông tin mà chúng ta đạt được trong những năm đầu đời, chúng ta sẽ học được mọi thứ sau này. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng 50% khả năng học hỏi của chúng ta được phát triển từ năm 4 tuổi và 30% ở giai đoạn 8 tuổi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là 80% kiến thức hoặc trí thông minh của một người được hình thành cho đến khi chúng ta được 8 tuổi. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là trẻ em phát triển khả năng học tập chính của chúng trong những năm đầu đời. Đây chính là lý do tại sao trẻ 3 tuổi được khuyến khích học một ngôn ngữ thứ 2.

  1. Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi là “vô hạn”

Trong một lớp học tại trường Moreton First Prep School (Anh), những đứa trẻ 3 tuổi theo học lớp mầm non đã tăng cường khả năng nói tiếng Anh của mình thông qua các bài hát. Không chỉ thế, cùng lúc chúng còn được học tiếng Pháp thông qua các hoạt động vui chơi, qua âm nhạc và những câu chuyện. Và tại đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ hát các bài hát tiếng Pháp tại trường.

Nhưng đây cũng không phải là tất cả. Những đứa bé này được tiếp xúc với một ngôn ngữ thứ 3- tiếng Trung Quốc và người ta nhận thấy, lũ trẻ trở nên quen thuộc với tiếng Trung một cách dễ dàng thông qua trò chơi và đạo cụ. Và trên hết, những bé 3 tuổi trường Moreton First Prep School cũng có thể tương tác một cách dễ dàng với một giáo viên người Tây Ban Nha.

Người ta đã từng rất ngạc nhiên và không thể tin được là lũ trẻ có thể nghe, học tập được nhiều ngôn ngữ đến như vậy. Thậm chí, trẻ em còn không nhận ra rằng chúng đang học không chỉ một mà là 3 ngoại ngữ.

  1. Tại sao trẻ có thể học cùng một lúc nhiều ngôn ngữ?

Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi chúng ta càng trẻ, thì chúng ta càng có khả năng phát âm chính xác và tái tạo âm thanh mới. Và, trẻ em ở độ tuổi 3 hoặc 4 có thể học thông qua chơi vì tâm trí của chúng chưa bị choáng ngợp bởi những sự kiện và thông tin được lưu trữ, đánh giá- điều mà chúng ta phải làm thường xuyên khi chúng ta lớn lên.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi giám đốc phòng thí nghiệm khoa học thần kinh về nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ em tại trường Đại học Dartmouth (Hanover) đã chứng minh rằng sau những năm tuổi thiếu niên, não bộ thay đổi và làm cho nó trở nên khó khăn hơn khi học ngoại ngữ.

Điều này không có nghĩa là họ không thể học được nó, chỉ là cách học của họ không giống như một đứa trẻ vì các cơ chế giúp học ngôn ngữ đã không còn giống như khi ở độ tuổi 2- 5.

  1. Lợi ích khi cho bé học tiếng Anh từ sớm?

Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard xác nhận rằng, khả năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán và tính linh hoạt của trẻ được nâng cao đáng kể nếu trẻ được học học ngôn ngữ thứ 2 ở độ tuổi nhỏ hơn.

Những năm học mầm non, đặc biệt là 3 năm đầu đời được cho là một giai đoạn quan trọng trong đời sống của một đứa trẻ. Đây chính là nền tảng cho nhân cách, suy nghĩ, khả năng học tập,… cùng những nền tảng quan trọng khác.

“Điều này có nghĩa là trẻ em có khả năng tự nhiên để học và phát triển trong suốt 3 đến 4 năm đầu đời”.

Không chỉ có khả năng nói tiếng Anh lưu loát, những đứa trẻ được học song ngữ không chỉ nói hai ngôn ngữ sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi mà còn trở nên tự tin hơn rất nhiều. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng trẻ em được học ngoại ngữ sau khi đã làm chủ tiếng mẹ đẻ có thể trở nên thông thạo ngoại ngữ nhưng chưa bao giờ đạt được mức độ xuất sắc như những người học cả 2 ngôn ngữ trong cùng một thời điểm.

Những bài hát tiếng anh thiếu nhi về màu sắc: những bài hát về màu sắc

 

  1. Sử dụng kết hợp 2 ngôn ngữ có thực sự là tác hại khi học tiếng Anh sớm?

Việc trộn lẫn 2 ngôn ngữ khi trẻ học tiếng Anh cùng tiếng mẹ đẻ là một vấn đề phổ biến và nhiều người cho rằng đó là “tác hại”, là “bất lợi” cần tránh.

Nhưng thực tế, điều này không phải là thứ mà chúng ta cần lo lắng, nó được gọi là “trộn mã” hoặc “chuyển đổi mã”. Và chắc chắn, đây không phải là dấu hiệu cho thấy các ngôn ngữ đang đấu tranh với nhau, vì vậy bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.

Trên thực tế, “chuyển đổi mã” là một hình thức sử dụng ngôn ngữ có kỹ năng và được đánh giá cao trong cộng đồng học thuật. Nó là một hình thức tự nhiên của việc sử dụng ngôn ngữ và được coi là một hình thức khá phức tạp nhưng lại phổ biến.

  1. “Chuyển đổi mã” có phải dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ?

Có thể, bạn đã từng thấy những quan điểm lên án hình thức “chuyển đổi mã” đến từ những chuyên gia giáo dục và y tế. Họ xem nó như một trở ngại cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.

Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng, 2 ngôn ngữ (không liên quan đến vấn đề tuổi tác) được chuyển đổi mã theo thời gian, mà không phải là một dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ hoặc nhầm lẫn.

Khi nói đến những đứa trẻ độ tuổi mầm non học ngôn ngữ thứ 2, chúng ta nhận thấy các bé chuyển mã vì nhiều lý do. Do trẻ em học tiếng Anh từ nhỏ cùng tiếng mẹ đẻ không thông thạo cả 2 ngôn ngữ, do đó, chúng chuyển đổi mã trong khi trò chuyện với người khác. Đôi khi chúng sẽ chọn những từ ngữ mà chúng quen thuộc hơn, bất kể đó là ngôn ngữ nào. Tất nhiên, điều này sẽ khiến bạn nhận được một câu nói được trộn lẫn các ngôn ngữ khác nhau.

Các bạn cũng cần lưu ý rằng, trẻ em học tiếng Anh từ nhỏ (ngay cả trẻ 2 tuổi) rất quen thuộc với sở thích sử dụng ngôn ngữ của người mà chúng đang nói chuyện. Điều này làm cho chúng hoàn toàn có khả năng sử dụng tốt nhất cả 2 ngôn ngữ để cung cấp thông điệp mà chúng muốn truyền tải.

Một khi trẻ đến 4 tuổi, các bé sẽ ý thức hơn về ngôn ngữ để sử dụng trong cộng đồng cùng những nơi công cộng. Cha mẹ cũng có thể mong đợi rằng chúng đã phát triển đủ vốn từ vựng (cả tiếng Anh và tiếng Việt) để có thể duy trì một cuộc trò chuyện bằng một ngôn ngữ duy nhất thay vì chuyển đổi mã.

Rõ ràng, trẻ nhỏ là những người học ngôn ngữ kỳ diệu với tiềm năng và khả năng tuyệt vời của chúng. Nếu việc chuyển đổi mã không phổ biến trong cộng đồng, trẻ sẽ thích ứng với các mẫu và tách biệt các ngôn ngữ. Mặt khác, nhiều người cho rằng, khi chuyển đổi mã phổ biến, trẻ sẽ tiếp tục sử dụng mã trộn lẫn để lấp đầy khoảng trống từ vựng, điều này chắc chắn là một điều tuyệt vời!

  1. Không cần lo lắng khi trẻ trộn lẫn các ngôn ngữ

Một số người nhận định rằng, việc trẻ có khả năng chuyển đổi mã đồng nghĩa với việc bé yêu của bạn có tiềm năng và khả năng tuyệt vời mà nhờ đó bé có thể học ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ và có được cách phát âm như người bản địa. Tất nhiên, có rất nhiều yếu tố góp phần vào việc trẻ sẽ học tiếng Anh như thế nào. Và phương pháp giảng dạy cùng môi trường học là một trong những yếu tố hàng đầu.

Dù học tiếng Anh ở độ tuổi nào cũng vậy, xét đến cùng, luôn luôn có thời gian để học một cái gì đó mới, cho dù là một người cao tuổi. Nhưng tôi tin rằng việc cho một bé ở độ tuổi mầm non học tiếng Anh là một cơ hội tuyệt vời dành cho bé yêu của bạn.

Trung tâm Tomokid: https://tomokid.com/